Các loại tờ khai thuế phải nộp của doanh nghiệp gồm các loại sau: thuế môn bài (thuế MB), thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT), thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn. Tuy nhiên, sẽ có những loại tờ khai thuế phải nộp theo tháng, quý hay năm tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp và quy định của pháp luật. Hãy cùng Goodtech Việt Nam tìm hiểu vấn đề này nhá.
I. Thời Hạn Nộp Các Loại Tờ Khai Thuế Phải Nộp Của Doanh Nghiệp
Một trong những điều doanh nghiệp cần chú ý trong thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình đó là việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Và điều đầu tiên là nộp tờ khai đúng thời hạn.
1. Tờ khai lệ phí môn bài
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập và trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
Trong năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Từ năm thứ hai trở đi doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài theo các mức như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 VND/năm;
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 VND/năm.
2. Tờ khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thua nhập cá nhân, thuế thua nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 32 Luật quản lý thuế 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012, doanh nghiệp chú ý nộp loại loại tờ khai thuế theo quy định sau:
- Theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
- Theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Kể từ ngày 01/07/2020, khi Luật quản lý thuế 2019 có hiệu lực thi hành, thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý được quy định thời hạn nộp: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Theo năm: Chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.
- Tờ khai thuế theo từng lần phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
II. Chi Tiết Các Loại Tờ Khai Thuế Phải Nộp Của Doanh Nghiệp
1. Tờ khai thuế môn bài
- Đối với các DN không có sự thay đổi về số vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh (ĐKKD) thì chỉ lập tờ khai thuế MB 1 lần và hàng năm mang số tiền thuế MB phải nộp cho cơ quan thuế. Hạn nộp là ngày 30/1 của năm tài chính.
- Các DN có sự thay đổi số vốn điều lệ trên giấy phép ĐKKD làm bậc thuế MB tương ứng với việc thay đổi số thuế MB phải nộp thì doanh nghiệp đã làm tờ khai thuế môn bài rồi nay phải làm lại tờ khai này và nộp thuế theo mức mới thay đổi. Tờ khai mới sẽ làm căn cứ để nộp thuế MB vào các năm sau.
- DN mới thành lập sẽ phải nộp tờ khai và số thuế môn bài theo bậc tương ứng:
+ Nếu chưa đi vào hoạt động SXKD thì hạn nộp là ngày thứ ba mươi kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.
+ Nếu đã đi vào hoạt động SXKD thì hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng đó.
2. Tờ khai thuế GTGT
heo thông tư số 151/2014/TT-BTC thì:
- Doanh nghiệp nộp tờ khai theo quý: là những DN mới thành lập hoặc DN có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
- Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế theo tháng: dành cho đối tượng là các DN có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng.
Lưu ý:Nếu trong kỳ (tháng/quý), nếu doanh nghiệp không phát sinh các nghiệp vụ mua hay bán thì vẫn phải làm tờ khai bình thường.
3. Tờ khai thuế TNCN
Theo thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
- Đối tượng phải nộp tờ khai thuế TNCN theo quý: là những DN kê khai thuế GTGT theo quý hoặc những DN kê khai thuế GTGT theo tháng nhưng có số thuế TNCN phải khấu trừ tại một trong hai tờ khai sau dưới 50 triệu đồng: 02KK/TNCN hoặc 03KK/TNCN.
- Những DN nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng: là những DN kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ tại một trong hai tờ khai sau trên 50 triệu đồng: 02KK/TNCN hoặc 03KK/TNCN.
Lưu ý: nếu DN chưa bao giờ phát sinh số thuế TNCN phải khấu trừ thì không phải làm tờ khai loại thuế này. Lần đầu tiên phát sinh số thuế TNCN phải nộp là căn cứ để DN xác định làm tờ khai loại thuế này theo tháng hay theo quý.
4. Tờ khai thuế TNDN
Theo quy định mới nhất tại thông tư số 151/2014/TT-BTC thì: bắt đầu từ quý 4/2014, DN không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính nữa mà chỉ cần tính ra số thuế TNDN và nếu có phát sinh khoản tạm tính này thì mang tiền lên cơ quan thuế để nộp.
5. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn lập theo tháng: đối với những DN thuộc diện rủi ro cao về thuế.
- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn lậptheo quý: đối với những DN không thuộc diện rủi ro cao về thuế.
Bạn đọc tham khảo tại thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi điều 27, thông tư số 39/2014/TT-BTC (thông tư quy định về hoá đơn).
6. Quyết toán thếu: TNCn, TNDN, Báo cáo tài chính
Các báo cáo này sẽ được lập một lần, cung cấp thông tin cho cả một năm tài chính.
Lưu ý về hạn nộp các loại tờ khai – báo cáo thuế:
- Thời hạn nộp tờ khai – báo cáo thuế lập theo tháng là ngày 20 của tháng sau liền kề.
- Thời hạn nộp tờ khai – báo cáo thuế lập theo quý là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
Sau khi kê khai xong các loại thuế trên, nếu không phát sinh thuế phải nộp thì chỉ cần nộp tờ khai. Còn nếu có phát sinh khoản thuế phải nộp thì hạn nộp tiền thuế chính là hạn nộp tờ khai.
- Đối với các báo cáo lập cuối năm thì hạn nộp là ngày thứ 90 của năm sau liền kề năm tài chính.